Yêu cầu về kiểm soát côn trùng và động vật gây hại trong nhà máy thực phẩm theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000

Yêu cầu về kiểm soát côn trùng và động vật gây hại trong nhà máy thực phẩm theo yêu cầu tiêu chuẩn

Ngày đăng: 22-09-2023

13,145 lượt xem

Yêu cầu về kiểm soát côn trùng và động vật gây hại trong nhà máy thực phẩm theo yêu cầu tiêu chuẩn:
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO/TS 22002-1:2013 ISO/TS 22002-1:2009 CHƯƠNG TRÌNH TIÊN QUYẾT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM - PHẦN 1: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
12  Kiểm soát sinh vật gây hại
12.1  Yêu cầu chung
Phải thực hiện các thủ tục kiểm tra và theo dõi vệ sinh, làm sạch, vật liệu đầu vào nhằm tránh tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động của sinh vật gây hại.
12.2  Chương trình kiểm soát sinh vật gây hại
Cơ sở phải phân công một người quản lý các hoạt động kiểm soát sinh vật gây hại và/hoặc liên hệ với các nhà thầu chuyên gia được chỉ định.
Chương trình quản lý sinh vật gây hại phải được lập thành văn bản và phải xác định sinh vật gây hại mục tiêu và đề ra kế hoạch, phương pháp, lịch trình, thủ tục kiểm soát và yêu cầu đào tạo khi cần.
Chương trình phải bao gồm danh mục các hóa chất được phê duyệt để sử dụng trong các khu vực quy định của cơ sở.
12.3  Ngăn chặn xâm nhập
Nhà xưởng phải được duy trì trong trạng thái an toàn. Lỗ, cống, rãnh và các điểm có nguy cơ sinh vật gây hại xâm nhập phải được bịt kín.
Cửa ra vào, cửa sổ hoặc lỗ thông gió phải được thiết kế để giảm thiểu khả năng xâm nhập của sinh vật gây hại.
12.4  Chỗ trú ẩn và sự nhiễm khuẩn
Việc bảo quản phải được thiết kế để giảm thiểu sự sẵn có của thực phẩm và nước đối với sinh vật gây hại. Vật liệu nghi là bị nhiễm khuẩn phải được xử lý để ngăn chặn nhiễm bẩn sang vật liệu, sản phẩm hoặc cơ sở khác.
Chỗ trú ẩn tiềm ẩn của sinh vật gây hại (ví dụ như các hốc, bụi, đồ vật lưu kho) phải được loại bỏ. Sử dụng không gian bên ngoài cho việc bảo quản, các đồ vật lưu kho phải được bảo vệ khỏi thời tiết hoặc thiệt hại do sinh vật gây hại (ví dụ như phân chim).
12.5  Theo dõi và phát hiện
Chương trình theo dõi sinh vật gây hại phải bao gồm việc lắp đặt các máy dò và bẫy tại các vị trí chủ chốt để xác định hoạt động của sinh vật gây hại. Sơ đồ các máy dò và bẫy phải được duy trì. Máy dò và bẫy phải được thiết kế và đặt ở vị trí có thể ngăn chặn nguy cơ nhiễm bẩn vật liệu, sản phẩm hoặc phương tiện.
Máy dò và bẫy phải có cấu trúc bền, chống trộm. Thiết bị này phải thích hợp với từng đối tượng sinh vật gây hại.
Máy dò và bẫy phải được kiểm tra theo định kỳ nhằm xác định hoạt động của sinh vật gây hại mới. Các kết quả kiểm tra phải được phân tích để nhận biết xu hướng.
12.6  Diệt trừ
Biện pháp diệt trừ phải được đưa ra ngay sau khi bằng chứng về việc lây nhiễm được báo cáo.
Việc sử dụng và ứng dụng thuốc trừ sinh vật gây hại chỉ được những người vận hành đã được đào tạo thực hiện và phải được kiểm soát để tránh các mối nguy mất an toàn sản phẩm.
Hồ sơ sử dụng thuốc trừ sinh vật gây hại phải được duy trì để mô tả loại, số lượng và nồng độ sử dụng, địa điểm, thời gian và cách thức ứng dụng và đối tượng sinh vật gây hại.
  VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG VI SINH MIỀN NAM

Khu thực nghiệm: Ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Tp.HCM (1,6ha)
Nhà máy: Lô D08, Đường số 2, CCN Đức Thuận, Mỹ Hạnh Bắc, Đức hòa, Long An
SĐT: 0917035038
http://www.siamb.vn
info@siamb.vn