Quy trình ủ phân hữu cơ bằng men vi sinh SIAMB gốc

Trồng rau trong mùa mưa ở Miền Nam (Sài gòn, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà rịa Vũng tàu và các tỉnh miền Tây) thường phát sinh nhiều nguy cơ như: tụt rễ, thối rễ, cây chết; nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại cho rau, năng suất giảm, chất lượng giảm mạnh. Trong bài này, Viện Công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh Miền nam sẽ hướng dẫn các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng mùa vụ bằng chế phẩm sinh học để ổn định năng suất và chất lượng của rau mùa mưa. Trong phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách ủ phân hữu cơ bằng men vi sinh SIAMB gốc hiệu quả với chi phí thấp.

Ngày đăng: 13-06-2018

3,882 lượt xem

Nguyên lý ủ phân bằng men SIAMB gốc

Công nghệ sản xuất phân ủ dựa trên nền tảng kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh miền nam là sự hoạt động hữu hiệu và có định hướng của các tập đoàn vi sinh vật bản địa. Ở trong đất, vi sinh vật đóng vai trò quyết định đến sự chuyển hóa vật chất, chuyển hóa các vật chất hữu cơ vào các vòng tuần hoàn trong tự nhiên. Trong điều kiện tự nhiên, quá trình này xảy ra rất chậm và thường không định hướng. Do đó, việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đó cần phải có các vi sinh vật định hướng. Làm được điều này sẽ giải quyết được mục tiêu cơ bản: Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ, tạo ra sản phẩm của quá trình này là phân bón cho nông nghiệp xanh, tạo ra một chu trình khép kín trong sản xuất như sau :

nguyen_ly_u_men_vi_sinh_siamb_goc

Hình 3. Nguyên lý tái sử dụng phế phụ phẩm trong trồng trọt của Viện SIAMB

Đây là phương án sản xuất nông nghiệp bền vững theo nguyên lý của rừng. Quá trình này tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn.

nhan_men_vi_sinh_siamb_goc

Hình 4. Nhãn men vi sinh SIAMB gốc

http://siamb.vn/san-pham-siamb/che-pham-men-vi-sinh-cho-trong-trot/men-vi-sinh-siamb-goc.html

Thành phần:

thanh_phan_co_ban_men_vi_sinh_siamb_goc

Công dụng: Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp

  • Cung cấp các vi sinh vật có lợi để phân huỷ phế phụ phẩm nông nghiệp, rác thải,... định hướng. Vi sinh vật định hướng có tác dụng giúp cho các chất hữu cơ được chuyển hoá chú yếu thành các chất có lợi cho cây trồng.

  • Cung cấp vi khuẩn cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân khó tan trong đất.

  • Cung cấp vi sinh vật tổng hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật một cách tự nhiên.

  • Cung cấp vi sinh vật kháng lại các loại nấm gây thối rễ cây, các vi sinh vật kháng sâu bệnh.

  • Cây phát triển mạnh, xanh bền.

  • Tăng năng suất, phẩm chất nông sản.

  • Giúp nông dân tự sản xuất phân vi sinh tại nhà.

Dùng men để ủ nguyên liệu

Nguyên liệu:

Gom tất cả các phế phẩm nông nghiệp như: Phân gà, phân bò, cỏ khô, lá cây, rơm, rạ, trấu, các loại lá, …..chất thành đống.

Chuẩn bị nguyên liu:

Nguyên liệu được chất thành đống. Tưới ẩm đều đống phế phụ phẩm nông nghiệp bằng nước (dùng nước tưới cây) sao cho đủ ẩm (65-70%). Kiểm tra độ ẩm bằng cách nắm chặt nguyên liệu vào lòng bàn tay, thấy nước rịn ra là vừa đủ.

Có thể đào hố thành luống sâu khoảng nửa mét hoặc ngay sát mặt đất để ủ (như hình vẽ). Nếu có thể, phía bên dưới lót bạt nylon.

Luong_u_men_vi_sinh_siamb_goc

Rải phế phụ phẩm nông nghiệp đã được làm ẩm thành luống. Cứ 20-25cm (khoảng 1 gang tay) nguyên liệu đã được làm ẩm rải một lớp mỏng men vi sinh hoặc hoà tan 10 gam men vi sinh trong 10 lít nước tưới đều lên luống ủ (cách rải men cho hiệu quả cao hơn). Liều lượng sử dụng là 1Kg men vi sinh ủ từ 6-7mphế phụ phẩm (1kg dùng cho luống ủ có chiều cao khoảng 1,5m; chiều rộng 2m; chiều dài 2-3m). Chiều cao luống ủ không quá 2m (thông thường 1,5m). Sau đó dùng bạt hoặc bất cứ thứ gì (lá dừa, rơm kết thành bè, . . . ) phủ lên trên luống ủ để luống ủ không mất nước trong quá trình ủ và tránh ánh sáng mặt trời. Có thể để 1-2 thùng sơn cạnh luống ủ (phủ bạt trên cả thùng sơn) để giữ ẩm cho luống ủ.

Kiểm tra luống ủ: Thấy tơ trắng mọc trên các phế phụ phẩm, luống ủ có nhiệt độ ấm.

Sau 30-40 ngày ủ, các vi sinh vật sẽ phân huỷ phế phụ phẩm là có thể sử dụng được như phân hữu cơ vi sinh (phế phụ phẩm chuyển thành màu đen, bóp nhẹ là vỡ vụn).

Các sai sót có thể xy ra làm gim hiu qu phân:

  • Lượng nước tưới không đủ làm cho luống ủ bị khô. Đã rắc men vi sinh rồi dùng bình phun, phun đều lên luống ủ và để 1 thùng nước cạnh luống ủ.

  • Nhiệt độ luống củ quá cao. Tưới nước và che đậy kỹ.

  • Nếu chỉ sử dụng vỏ cà phê/ trái điều/ vỏ trái cacao không thì thời gian phân huỷ lâu hơn.

* Trong trường hợp muốn tiết kiệm thì 1kg men ủ với khoảng 100kg phế phụ phẩm nông nghiệp hoặc 1kg men + 5kg rỉ đường + 1kg DAP (Nếu trồng theo phương pháp hữu cơ thì không dùng) + 200 lít nước sục khí trong 5 ngày. Sau khoảng 5-7 ngày dùng 100kg đó trộn cho tối đa 10m3 phế phụ phẩm nông nghiệp. Lưu ý: cách này chỉ sử dụng được 1 lần. Nếu sử dụng lần thứ hai, hiệu quả ủ sẽ giảm xuống. Thời gian ủ sẽ lâu hơn.

u ý: Men vi sinh chỉ cn thêm nước đủ được phân tt. Không phải cho thêm bt c phân bón hóa học nào khác hoặc vôi trong quá trình ủ như hướng dẫn của các men vi sinh khác trên thị trường. Sau thời gian ủ, khi bón cho cây, các vi sinh vật có lợi trong đất sẽ phát huy tác dụng.

Dùng men để bón trực tiếp cho cây trồng:

Cho tất cả các loại cây trồng: các loại rau ăn lá, dưa hấu, ớt, khổ qua, dưa leo, lúa, cam quýt, bưởi, thanh long, mãng cầu, . . .

  • Hoà 1kg vào 500 lít nước và tưới cho 2000m2 trồng các loại cây.

  • Pha 1kg chế phẩm vào 15 bình 16 lít nước và xịt lên phân bón lót, hoặc xịt vào gốc cây, thân lá. Với 1kg men dùng được cho diện tích 2000 m2.

Công dụng khi xịt trực tiếp: Cung cấp nguồn vi sinh hữu ích như khi ủ phân. Đồng thời vi sinh hữu ích men vi sinh sẽ giúp phân huỷ định hướng các chất ữu cơ trong đất nhằm cung cấp cho cây trồng dinh dưỡng phù hợp nhất.

  VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG VI SINH MIỀN NAM

Khu thực nghiệm: Ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Tp.HCM (1,6ha)
Nhà máy: Lô D08, Đường số 2, CCN Đức Thuận, Mỹ Hạnh Bắc, Đức hòa, Long An
SĐT: 0917035038
http://www.siamb.vn
info@siamb.vn