Phòng trị sâu bệnh trên ruộng rau an toàn hướng hữu cơ

Trồng rau trong mùa mưa ở Miền Nam (Sài gòn, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà rịa Vũng tàu và các tỉnh miền Tây) thường phát sinh nhiều nguy cơ như: tụt rễ, thối rễ, cây chết; nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại cho rau, năng suất giảm, chất lượng giảm mạnh. Trong bài này, Viện Công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh Miền nam sẽ hướng dẫn các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng mùa vụ bằng chế phẩm sinh học để ổn định năng suất và chất lượng của rau mùa mưa. Trong phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách sử dụng biện pháp sinh học (men vi sinh siamb gốc, thuốc trừ sâu vi khuẩn Bacillus thuringiensis) để kiểm soát dịch hại và sâu bệnh trong trồng rau an toàn hướng hữu cơ hiệu quả với chi phí thấp.

Ngày đăng: 13-06-2018

1,499 lượt xem

Mô hình rau an toàn hướng hữu cơ hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Để làm được điều này, bà con nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt quá trình ủ phân hữu cơ ở trên, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quá trình khử trùng đất. Đồng thời, bà con nông dân cần xây dựng trại đúng chuẩn như đã nói ở trên, đặc biệt là lưới xung quanh dày 35 mesh. Chính những điều này là chìa khóa đảm bảo cho ruộng không phát sinh sâu hại và dịch bệnh. Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối. Nếu những điều trên chưa tuân thủ nghiêm ngặt, đồng ruộng vẫn phát sinh sâu hại và bệnh dịch bà con nông dân cần kiểm tra lại tất cả những điều trên đồng thời tiến hành dập dịch theo các cách và các bước dưới đây.

rau_benh_va_sau

Hình 11. Hình a. Rau bệnh vào mùa mưa, Hình b. Rau bị sâu

Cách 1: Dập dịch trên luống

Bước 1: Thu hoạch những sản phẩm nào còn có thể thu hoạch. Tránh thu hoạch những loại nông sản có mầm bệnh. Nguyên tắc tiếc 1 đồng trả giá hơn 10 đồng vì nông sản có sẵn mầm bệnh sẽ phát tán khắp vườn và trở thành vòng luẩn quẩn do nhiễm chéo từ khu sâu hại, dịch bệnh sang khu khỏe mạnh. Sức đề kháng của rau vào mùa mưa khá thấp nên rất dễ phát sinh bệnh dịch.

Bước 2: Phun men vi sinh liều lượng 1-2 muỗng cà phê cho bình 16 lít, phun đều lên luống. Dùng bạt nylon phủ toàn bộ luống và chèn đất lên. Phơi nắng trong khoảng từ 3-4 ngày để loại bỏ mầm sâu bệnh và dịch hại.

Bước 3: Tiến hành làm đất như trên.

dung_men_vi_sinh_siamb_goc_dap_dich_benh_sau_hai_tren_rau

Hình 12. Phun men vi sinh SIAMB, phủ nylon để dập dịch trên luống

Cách 2: Phòng ngừa dịch

Khi thu hoạch nông sản, bà con nông dân luôn để lại ở 1 đầu luống hoặc giữa luống 1 ít nông sản chưa thu hoạch và để qua 1 ngày. Việc này nhằm mục đích thu hút những mầm sâu bệnh ở nơi khác trong vườn kéo đến. Sau đó, bà con tiến hành như bước 2 của cách 1 kể trên.

Cách 3: Phòng trị bệnh đơn giản bằng các chế phẩm sinh học

 Nếu bà con tuân thủ các quy trình ở trên thì việc phát sinh sâu hại và dịch bệnh hầu như rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, nếu xảy ra dịch bệnh thì bà con dùng một số chế phẩm sinh học để phòng ngừa và điều trị:

  • Thuốc trừ sâu sinh học Siamb BT từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis.

http://siamb.vn/san-pham-siamb/che-pham-men-vi-sinh-cho-trong-trot/bacillus-thuringiensis.html

  • Chế phẩm sinh học nấm ký sinh trên sâu: Nấm xanh Metarhizium, Nấm trắng Beauveria, Nấm tím Paecilomyces.

  • Đồng Boudaux.

  • Dịch chiết tỏi ớt làm tại nông hộ theo các bước sau:

Nguyên liệu: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bà con nông dân giã tỏi, ớt, gừng thật nhuyễn.

  • Bước 2: Bà con nông dân có thể ngâm từng loại nguyên liệu riêng rẽ (1kg ngâm 1 lít rượu) hoặc ngâm chung (03kg ngâm 03 lít rượu) Ngâm trong thùng kín và không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng. Thời gian ngâm là 15 ngày, làm cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu.

Cách sử dụng:

  • Lấy 80ml nước cốt rượu ớt, 80 ml nước cốt rượu tỏi, 80ml nước gừng hoặc khoảng 250ml (có thể dùng chai phân bón GBD đã sử dụng hết để đong) hỗn hợp pha vào 16 lít nước. Mỗi bình 16 lít, Bà con nông dân dùng phun cho 1 sào rau.

  • Phun cho rau lúc mới trồng và 1 tháng tuổi là tốt nhất.

  • Khi phun, Bà con nông dân phun đều thuốc lên bề mặt lá và phun xuôi theo chiều gió để hạn chế thuốc bay vào mắt gây cay rát cho người phun. Sau khi phun thuốc, mùi của thuốc sẽ xua đuổi côn trùng và cản trở quá trình gây hại của chúng và sâu hại.

Lưu ý:

  • Sau khi lọc lấy nước cốt, Bà con nông dân phải đậy kín thùng ngâm và để nơi thoáng mát. Thời gian sử dụng thuốc thảo mộc có thể tới 4-5 tháng.

  • Bà con nông dân có thể sử dụng thuốc thảo mộc tự chế này để phòng trừ sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy…Chi phí thuốc trừ sâu có thể giảm tới 50%, đồng thời nó còn có tác dụng hạn chế sự phát triển và gây hại của sâu. Từ đó tăng năng suất và đảm bảo chất lượng cho rau sạch.

  • Sử dụng thuốc thảo mộc có hiệu quả cao trong việc phòng. Tuy nhiên, khi mức độ gây hại của sâu tăng cao, lúc này, Bà con nông dân phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học đặc trị.

  • Vì dung dịch gừng, tỏi ít có khả năng bám dính nên khi sử dụng có thể pha thêm chất bám dính, như vậy thì càng tăng khả năng hiệu quả của thuốc.

  • Thuốc là dung dịch thảo mộc nên hầu như không có nguy cơ gây độc, tuy nhiên cũng không nên phun quá đậm đặc vì như vậy sẽ gây lãng phí không cần thiết. Nếu sử dụng thuốc với liều lượng quá đậm đặc thì rất có thể cây sẽ bị cháy, táp lá, nếu lá bị hại nhiều có thể dẫn đến chết cây. Với dung dịch thảo mộc thì khả năng gây ảnh hưởng đến cây phải là rất đậm đặc, vì vậy chỉ nên phun ở liều cao gấp 2-3 lần theo hướng dẫn thì sẽ ít có khả năng gây hại cho cây.

  • Tỏi và gừng đều có chất tinh dầu tạo mùi cay nồng có tác dụng xua đuổi côn trùng, có thể dùng tươi pha trong nước với tỷ lệ 10 g/lít nước, 2 muỗng dầu và một ít xà bông. Cả tỏi và gừng đều giảm số lá bị thiệt hại do sâu ăn lá, sâu đục bông và sâu đục trái, trong đó tỏi hiệu quả hơn gừng.

  • Người ta còn sử dụng tiêu đen, do trong tiêu có các chất như piperine, chavicine, myristicin (sarisan, safrole, elemeicin và 51-mono-sesquiterpenoid) có đặc tính diệt côn trùng được phân lập thành dạng tinh khiết để diệt côn trùng mà không ảnh hưởng đến người và gia súc. Tại các nước châu Phi nông dân lấy tiêu đen rang ở 80 oC trong 4 giờ để ổn định ẩm độ, sau đó đem xay pha với nước theo tỷ lệ 15% phun 4 tuần/ lần trị bọ trĩ rất hiệu quả.

  • Ngoài các loại trên, bà con có thể dùng bột thuốc lá, hoa cúc, lá neem, hạt neem, . . . để phòng trừ sâu bệnh. Cách sử dụng mỗi tùy thuộc vào mỗi loại.

 

  VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG VI SINH MIỀN NAM

Khu thực nghiệm: Ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Tp.HCM (1,6ha)
Nhà máy: Lô D08, Đường số 2, CCN Đức Thuận, Mỹ Hạnh Bắc, Đức hòa, Long An
SĐT: 0917035038
http://www.siamb.vn
info@siamb.vn