Đặc điểm Bacillus thuringiensis

Bacillus thuringiensis là một loại trực khuẩn gram dương có khả năng sinh bào tử. Khi bào tử hình thành đồng thời tinh thể độc tố sẽ được giải phóng. Bài dưới đây nói về một số đặc điểm của vi khuẩn này.

Ngày đăng: 28-05-2018

5,617 lượt xem

Vi thể (Quan sát dưới kính hiển vi). 

Nhuộm tế bào: 

  • B. thuringiensis là trực khuẩn sinh bào tử hiếu khí không bắt buộc, gram dương, kích thước 3 –  6 m x 1,2 – 1,8m, có tiêm mao mọc quanh tế bào. 

  • Tế bào đứng riêng rẽ và xếp thành từng chuỗi, khi trưởng thành tạo một bào tử ở giữa (kích thước bào tư : 1 – 1,8 x 0,8 – 0,9 µm). 

  • Thể mang bào tử không phình lên rõ rệt, bào tử hình elip, tròn đầu, chứa một tinh thể độc hình quả trám có bản chất protein.

 Quá trình sống cũng có thể chia ra 3 giai đoạn: thể sinh dưỡng, nang bào tử, bào tử và tinh thể.

Thể sinh dưỡng

  • Thể sinh dưỡng dạng que, hai đầu tù, kích thước 1,2 – 1,8 m x 3 – 6 m, bắt màu gram dương. Lông mọc xung quanh, hơi động hoặc không động. Chúng thường tồn tại 1 cá thể hoặc 2 cá thể liền nhau. Thể sinh dưỡng sinh sản theo kiểu phân chia ngang. Trong thời kỳ sinh sản thường có 2, 4, 8…thể sinh dưỡng liền nhau thành chuỗi. Lúc này vi khuẩn sinh trưỡng nhanh, trao đổi chất nhiều, dễ nuôi cấy trên môi trường.

Nang bào tử

  • Khi cá thể vi khuẩn già, một đầu nào đó trong cơ thể hình thành bào tử hình bầu dục, còn đầu kia hình thành tinh thể hình thoi, đó là giai đoạn nang bào tử. Nang bào tử hình trứng dài, to hơn thể sinh dưỡng.

Bào tử và tinh thể

  • Khi nang bào tử phát triển đến một giai đoạn nào đó, chúng  sẽ nứt ra, giải phóng bào tử và tinh thể. Kích thước bào tử  0,8 – 0,9 m x 2 m. Bào tử ở dạng ngủ có thể đề kháng với môi trường bất lợi. Chế phẩm vi khuẩn thường được bảo quản ở dạng bào tử. Tinh thể thường có kích thước thay đổi, khoảng 0,6 m x 2 m, hình thoi, cũng có loại hình tròn, hình bầu dục tùy theo loài và loại môi trường. Tinh thể là một loại protein, là chất diệt sâu có hiệu quả chủ yếu.

Vi khuẩn B. thuringiensis  nhu cầu dinh dưỡng không cao. Chất dinh dưỡng chủ yếu là protein động thực vật, có thể phát triển bình thường trong nhiều nguồn nitơ, nguồn cacbon và muối vô cơ. Thông thường dùng nguồn cacbon tinh bột, maltose, glucose. Nguồn nitơ là nitơ hữu cơ như cao thịt bò, peptone, bột men, bột bánh lạc, bột bánh đậu, bột cá, bột ngô… Muối vô cơ thường dùng là K2HPO4, MgSO4, CaCO3. Vi khuẩn B. thuringiensis có thể sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ: 12 – 400C, chúng sinh trưởng nhanh nhưng chóng lão hóa, ở nhiệt độ thấp chúng sinh trưởng rất chậm. Vi khuẩn thích hợp với điều kiện kiềm, pH thích hợp là  7,5; ở pH 8,5 vẫn có thể hình thành bào tử, nếu pH = 5 thì không hình thành bào tử. Vi khuẩn là loại hiếu khí, phải có đủ oxy mới sinh trưởng tốt, nhất là khi hình thành bào tử. Nếu không đủ oxy sẽ không hình thành bào tử, hoặc hình thành chậm.

Phản ứng sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn B. thuringiensis  làm ngưng kết sữa, trong đường glucose, fructose, glycerol, tinh bột, maltose…hình thành acid, không hình thành indol, phản ứng VP dương, có tác dụng hòa tan trong môi trường huyết ngựa agar, có thể mọc trong môi trường muối xianat, khử muối nitrate thành muối nitrit, không khử muối sulphat, sản sinh ra enzyme phospholipase.

Hình 1: Hình thái vi thể

Bacillus_thuringiensis_vi_the

Hình 2: Vị trí bào tử và tinh thể độc trong tế bào

doc_to_bacillus_thuringiensis

 
  VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG VI SINH MIỀN NAM

Khu thực nghiệm: Ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Tp.HCM (1,6ha)
Nhà máy: Lô D08, Đường số 2, CCN Đức Thuận, Mỹ Hạnh Bắc, Đức hòa, Long An
SĐT: 0917035038
http://www.siamb.vn
info@siamb.vn