Lịch sử phát hiện Bacillus thuringiensis

Bacillus thuringiensis đã được biết đến, nghiên cứu và sử dụng hơn 100 năm nay. Lợi ích của Bacillus thuringiensis đã được các nhà khoa học khai thác và ứng dụng vào nông nghiệp. Bài viết dưới đây giới thiệu một vài mốc về Lịch sử phát hiện Bacillus thuringiensis

Ngày đăng: 28-05-2018

2,255 lượt xem

Vào năm 1901, nhà sinh vật học người Nhật, Shigetane Ishiwatari đã tiến hành điều tra nguyên nhân của bệnh Sotto (suy yếu đột ngột) đang giết hại rất nhiều tằm đất, diễn ra trong quá trình ông đang phân lập vi khuẩn B. thuringiensis lần đầu tiên (vi khuẩn B. thuringiensis được cho là nguyên nhân gây bệnh cho tằm  đất).

Năm 1911, nhà khoa học Ernst Berliner tiến hành phân lập vi khuẩn đã giết chết bướm phấn Địa Trung Hải (Mediterranean flour moth) và phát hiện ra vi khuẩn B. thuringiensis. Ông đặt tên vi khuẩn đó là B. thuringiensis, phỏng theo tên thị trấn Thuringia ở nước Đức, nơi phát hiện ra loài bướm. Trước đó, vào năm 1901, S.Ishiwatari đã đặt tên cho vi khuẩn là B. sotto , nhưng không lâu sau đó cái tên B. sotto đã không còn được biết đến. Năm 1915, Berliner đã báo cáo về sự tồn tại của tinh thể trong B. thuringiensis, nhưng sự hoạt động của tinh thể này không được nghiên cứu cho tới rất lâu sau đó.

Vào năm 1920, những người nông dân bắt đầu sử dụng B. thuringiensis như một loại thuốc trừ sâu. Pháp đã sớm bắt đầu tạo ra thương phẩm bào tử được gọi là Sporine vào năm 1938. Sporine, tại thời điểm đó được sử dụng để giết bướm phấn.

Nhiều sản phẩm chứa B. thuringiensis được bày bán, nhưng nhiều sản phẩm trong số đó bị hạn chế. Chẳng hạn như sản phẩm ở dạng thuốc xịt thì thuốc bị trôi đi nhanh chóng bởi nước mưa và bị mất tác dụng dưới tia UV của mặt trời, một số côn trùng sống trong thân cây hay dưới lòng đất vẫn có thể sống do giới hạn trong việc phun thuốc. Ngoài ra, một số loại côn trùng lại không nhạy cảm với các giống B. thuringiensis đã biết (tất cả các giống B. thuringiensis đã biết đều gây độc cho ấu trùng Bộ cánh vảy). Trong khi đó, thuốc trừ sâu hoá học tổng hợp lại cho thấy hiệu quả cao trong diệt sâu. Vì thế, sản phẩm chứa B. thuringiensis không được sử dụng rộng rãi. 

Vào năm 1956, các nhà nghiên cứu Hannay, Fitz-James và Angus đã khám phá ra rằng tác động chính của thuốc trừ sâu lên những côn trùng Bộ cánh vảy là do tinh thể bào tử vỏ (bào tử vỏ: bào tử hình thành từ tế bào vỏ). Khám phá này làm tăng thêm sự quan tâm đến cấu trúc tinh thể, hoá sinh học và cách thức hoạt động chung của B. thuringiensis.

Tại Mỹ, B. thuringiensis bắt đầu được đưa vào buôn bán vào năm 1958. Đến năm 1961, B. thuringiensis được đưa vào danh sách thuốc trừ sâu của cơ quan bảo vệ môi trường – viết tắt là EPA (Environmental Protection Agency).

Đến năm 1977, chỉ có 13 giống B. thuringiensis đã được mô tả. Tất cả 13 loài phụ chỉ gây độc cho một số loài ấu trùng Bộ cánh vảy. Vào năm 1977, những loài phụ đầu tiên gây độc cho những loài thuộc Bộ côn trùng hai cánh (ruồi) được phát hiện. Năm 1983, phát hiện ra những giống gây độc cho một số loài của Bộ cánh cứng.

Vào những năm 1980, việc sử dụng B. thuringiensis tăng lên khi nhiều côn trùng trở nên tăng sức đề kháng với thuốc trừ sâu tổng hợp. Các nhà khoa học và môi trường học cũng bắt đầu nhận thức được rằng hoá chất trong thuốc trừ sâu tổng hợp đang dần hủy hoại môi trường. B. thuringiensis chỉ làm nhiễm bệnh một số loại côn trùng nhất định mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Vì lý do này, chính phủ và các ngành công nghiệp tư nhân bắt đầu xúc tiến việc nghiên cứu vi khuẩn B. thuringiensis. 

 
  VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG VI SINH MIỀN NAM

Khu thực nghiệm: Ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Tp.HCM (1,6ha)
Nhà máy: Lô D08, Đường số 2, CCN Đức Thuận, Mỹ Hạnh Bắc, Đức hòa, Long An
SĐT: 0917035038
http://www.siamb.vn
info@siamb.vn